Eo Gió, Nhơn Lý

Bình Định có bờ biển trải dài 134km với nhiều bãi tắm đẹp. Không chỉ có bãi tắm Hoàng Hậu hấp dẫn, nơi đây còn có Bãi Xép, Tân Thanh, Vĩnh Hội...

Hòn Tranh

Dọc ven bờ biển, tỉnh này còn sở hữu khoảng 32 đảo lớn, nhiều nơi trong số này vẫn hoang sơ, tuyệt đẹp như Cù lao xanh, Hòn Đất, Hòn Khô, Hòn Tranh, Hòn Rùa…. Đặc biệt phải kể đến Eo Gió, gành đá Lộ Diêu, biển Kỳ Co với khung cảnh và nước biển trong vắt quanh năm.

Bãi Kỳ Cọ

Bên cạnh di sản thiên nhiên biển đảo phong phú, Bình Định còn là nơi tập trung nhiều giá trị văn hóa lịch sử và văn học dân tộc. Miền đất này có bảy cụm tháp còn nguyên vẹn và 52 phế tích đền tháp, kiến trúc, nghệ thuật Chămpa. Riêng cụm tháp Bánh Ít vừa được nhóm tác giả người Anh bình chọn trong “1.001 công trình kiến trúc cần phải đến trong cuộc đời".

Biển Quy Nhơn

Quy Nhơn được đánh giá là một trong những thành phố có nhiều hải sản tươi ngon nhất tỉnh Bình Định.

Dải đất hiện ra khi thủy triều rút ở Nhơn Hải

Để thưởng thức hải sản, hãy ghé vào một trong những quán bình dân trên đường Xuân Diệu kéo dài, nơi bạn có thể tìm thấy rất nhiều món ăn từ hải sản đến các loại bún và cả xôi nóng ngon lành, hấp dẫn mà lại hợp túi tiền.

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2023

Tìm Hiểu về Làng nghề Bánh Tráng Trường Cửu Bình Định

 Trong xứ Quảng xinh đẹp, nổi tiếng bởi văn hóa và ẩm thực độc đáo, có một làng nghề nhỏ bé mang tên Trường Cửu. Đến với làng nghề này, du khách không thể bỏ qua món ăn đặc sản độc đáo mang tên "làng nghề bánh tráng Trường Cửu". Hương vị tuyệt vời của những chiếc bánh tráng này đã trở thành niềm tự hào của người dân địa phương và là điểm đến không thể bỏ qua cho những ai đam mê ẩm thực.



Làng nghề bánh tráng Trường Cửu nằm trong bóng rừng cây xanh, nơi khí hậu ôn hòa và đất trồng ngọt ngào. Người dân tại đây đã gắn bó với nghề làm bánh tráng từ hàng thế kỷ. Họ đã truyền lại bí quyết và tâm huyết trong quá trình sản xuất cho những thế hệ sau. Đặc biệt, bánh tráng Trường Cửu nổi bật với quy trình sản xuất thủ công tinh tế, từ việc chọn lựa nguyên liệu cho đến công đoạn xay, trải và sấy bánh.


Nguyên liệu chính để làm bánh tráng Trường Cửu là gạo thơm ngon. Gạo được truyền thống làm từ những giống lúa đặc biệt và được trồng trên đất đai phong phú của Quảng Nam. Nhờ vào sự kết hợp tinh tế giữa nguyên liệu và kỹ thuật làm bánh, bánh tráng Trường Cửu có vị ngọt, mềm mại và thơm lừng đặc trưng.

Quá trình làm bánh tráng Trường Cửu được thực hiện hoàn toàn bằng tay, từ việc xay gạo thành bột mịn như tinh chất, sau đó trải bột lên những cái khuôn đặc biệt. Kỹ thuật trải bột của người thợ làm bánh đã được rèn luyện qua nhiều năm kinh nghiệm, giúp tạo ra những lớp bánh tráng mỏng, đồng đều và sắc nét. Sau khi trải bột, những chiếc bánh được đặt lên khung sắt và sấy khô bằng lửa than hoa. Quá trình này yêu cầu sự khéo léo và kỹ.

Dưới đây là cách làm bánh tráng Trường Cửu

Nguyên liệu làm bánh tráng trường cửu

  • Nguyên liệu:500g gạo nếp
  • 1/2 muỗng cà phê muối
  • Nước sạch


 

Cách làm bánh tráng trường cửu

  • Rửa gạo nếp và ngâm trong nước khoảng 4-6 giờ hoặc qua đêm. Sau đó, vớt gạo ra để ráo nước.
  • Xay gạo nếp đã ngâm với nước sạch cho đến khi thành một hỗn hợp mịn màng.
  • Trộn muối vào hỗn hợp gạo đã xay. Hỗn hợp này sẽ trở thành bột bánh tráng.
  • Tiếp theo, lấy một mảnh vải sạch và thấm ướt bằng nước. Đặt mảnh vải lên mặt bàn và lấy một lượng nhỏ bột bánh tráng để trải đều lên mảnh vải.
  • Dùng tay hoặc một cái khuôn có kích thước và hình dạng mong muốn để trải đều bột bánh tráng trên mảnh vải. Bạn có thể tạo các hình dạng như vuông, tròn, tam giác, hoặc hình trái tim.
  • Khi đã trải đều bột, đặt mảnh vải có bột lên khung sắt.
  • Đặt khung sắt chứa bánh tráng lên bếp than hoa để sấy khô. Bạn nên quay khung sắt thường xuyên để đảm bảo bánh được sấy đều và không bị cháy.
  • Khi bánh tráng đã khô và cứng, hãy tháo bánh ra khỏi khung sắt.
  • Tiếp tục quá trình trải bột và sấy bánh cho đến khi hết bột.

Bánh tráng Trường Cửu đã hoàn thành! Bạn có thể sử dụng bánh tráng Trường Cửu để cuốn nem, làm bánh tráng trộn, hoặc dùng như một nguyên liệu chính cho các món ăn khác. Hương vị thơm ngon và độ mềm mại của bánh tráng Trường Cửu chắc chắn sẽ làm hài lòng mọi thực khách.

Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016

NGHỆ THUẬT BÀI CHÒI


    Nghệ thuật bài chòi bắt nguồn từ hội Bài Chòi xưa kia. Hội thường được tổ chức vào mùa xuân. Người ta dựng 9 chòi hình chữ V, ở giữa là chòi trung ương. Trong một cuộc chơi bài chòi, anh Thiệu là người hô những câu thai của từng con bài như: nhứt trò, nhì bí, tam quảng,… Kết thúc một hiệp chơi, các nghệ nhân hô bài chòi diễn từng đoạn những tuồng cổ như: Thoại Khanh – Châu Tuấn, Lang Châu - Lý Ân, Phạm Công - Cúc Hoa,…. Bài chòi Bình Định thu hút khách bằng ngôn ngữ nghệ thuật đặc thù của mình trong hàng loạt làn điệu: xuân nữ, hò quảng, xàng xê, cổ bản và các điệu dân ca như: lý thương nhau, vọng kim lang, hò tát nước,… Sân khấu bài chòi đã thể hiện những nét đặc sắc của một bộ môn nghệ thuật dân tộc gắn liền với vùng quê đầy gió biển, hương đồng ngọt ngào, dung dị và đằm thắm.

VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH


    Truyền thống thượng võ từ lâu đã thấm sâu vào trong máu thịt người dân Bình Định. Nơi đây đã sản sinh ra những con người có tài thao lược làm rạng danh đất võ anh hùng: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu. Đất võ Bình Định và phái võ thuật Tây Sơn đã tạo nên những chiến công vang dội trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, trở thành bản sắc dân tộc mang nét rất riêng Bình Định: “Ai về Bình Định mà coi, Con gái Bình Định bỏ roi, đi quyền.”
    Võ cổ truyền đã trở thành một di sản Văn hóa, một nét đẹp riêng của người dân Bình Định. Đến đây, ngoài việc xem biểu diễn từ các đội chuyên nghiệp, du khách có thể tham quan việc luyện võ trực tiếp từ người dân lao động bình thường nơi thôn dã với các địa danh nổi tiếng như “ roi Thuận Truyền, quyền An Thái ” hoặc “trai An Thái, gái An Vinh” (Thuận Truyền thuộc xã Bình Thuận – Tây Sơn, An Vinh thuộc xã Tây Vinh – Tây Sơn , An Thái thuộc xã Nhơn Phúc – An Nhơn) hoặc chùa Long Phước (xã Phước Thuận – Tuy Phước) là những nơi xuất phát của võ cổ truyền Bình Định. Du  khách có thể đến nhà biểu diễn võ thuật Tây Sơn trong khuôn viên Bảo tàng Quang Trung hoặc các võ đường khác như: Phan Thọ (Bình Nghi – Tây Sơn), Hồ Cương (Bình Thuận – Tây Sơn), Lý Xuân Hỷ (Đập Đá – An Nhơn), Phi Long Vịnh (Phước Sơn – Tuy Phước),… để tận mắt chiêm ngưỡng các cô gái chàng trai trong những bài quyền, roi, kiếm… mạnh mẽ, uyển chuyển.
    Đặc biệt trong kho tàng võ cổ truyền Bình Định hiện nay còn lưu giữ nhiều bài võ đặc sắc góp phần làm cho võ Bình Định thêm nổi tiếng: bài “U Linh Thương” của Vua Lý Công Uẩn, ‘‘Hùng Kê Quyền’’ của Nguyễn Lữ, “Lôi Long Đao” của Đô đốc Võ Văn Dũng, ‘‘Song Phượng Kiếm’’ và ‘‘Tuyết Hoa Song Kiếm” của Đô đốc Bùi Thị Xuân, ‘‘Lôi Phong Tùy Hình Kiếm’’ của Đô đốc Trần Quang Diệu và nhiều bài quyền, roi đặc trưng của Bình Định như: “ Roi Hắc Đảnh Ô Sơn”, “ Roi Thái Sơn”, “ Ngọc Trản Quyền”…, qua thời gian, nó vẫn sáng chói như một "chén ngọc" với những bí quyết võ công vô giá.

Cầu Thị Nại - Top 10 cây cầu nổi tiếng được du khách thích chụp ảnh nhất


            Hòa trong vẻ đẹp thiên nhiên của đầm Thị Nại – Bán đảo Phương Mai là cầu đường Quy Nhơn – Nhơn Hội với tổng chiều dài toàn tuyến hơn 7km gồm 5 cầu ngắn và cầu Thị Nại. Trong đó, nổi bật là cầu Thị Nại có độ dài 2.477,3m – là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam hiện nay với 54 nhịp nối liền thành phố Quy Nhơn với khu kinh tế Nhơn Hội. Nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 3 km về hướng đông nam, Cầu Thị Nại không chỉ là niềm tự hào của chính quyền và nhân dân Bình Định, mà còn là điểm nhấn hấp dẫn biết bao du khách khi đến TP. Quy Nhơn.
Du khách khám phá cầu Thị Nại bằng canô - ảnh Ngọc Thạch
            Được biết thời kháng chiến chống Pháp, toàn bộ khu vực Thị Nại là một vùng hoang vu, hai bên bờ toàn sú vẹt, xung quanh không một bóng người. Muốn sang bán đảo Phương Mai hay ngược lại đều phải đi đò. Với những ai không quen sóng biển là say sóng như chơi bởi nơi đây có sóng to, gió lớn chẳng khác nào giữa trùng khơi, biển lớn. Đi đò thì rất nguy hiểm chưa kể thời gian ngồi đò thì không hề ngắn, dù hai bến đò chỉ cách nhau mấy cây số, sự mệt mỏi và tốn thời gian khi phải ngồi đò thì người Nhơn Lý - Nhơn Hội ai cũng từng nếm trải. Nhưng nay chỉ mất “7 phút xe máy là xong”, quê hương Nhơn Lý hiện ra thân thương, và Quy Nhơn thành phố rõ ràng trở nên gần gũi. Chỉ tính cái quý giá nhất không thôi là thời gian bị lãng phí của những người có việc phải đi lại, đã thấy giá trị kinh tế của cầu Thị Nại lớn đến như thế nào. Chưa kể, nếu không có cầu Thị Nại, thì đã và sẽ có biết bao người Việt Nam và người nước ngoài chẳng bao giờ biết đến “nàng tiên đang ngủ” Bãi biển Nhơn Lý - Nhơn Hội, càng không biết đến tiềm năng và triển vọng hiện thực của Khu kinh tế Nhơn Hội.
             Từ khi cầu Thị Nại hoàn thành, không chỉ Khu kinh tế Nhơn Hội mới mang lại những lợi ích kinh tế cho Bình Định, mà chính những tầng văn hoá và lịch sử của vùng đất “địa linh nhân kiệt” này đã góp phần làm giàu cho Bình Định - cái giàu của đất và người có văn hoá. Với “7 phút qua cầu Thị Nại” và cuộc du hành ngược quá khứ hàng nghìn năm, du khách sẽ biết vì sao từ 600 năm trước, nhà Hàng hải Trịnh Hoà thời nhà Minh (Trung Quốc) đã giong buồm vào cửa Thị Nại trong chuyến hải hành khám phá những vùng đất mới của mình. Và trước cả Trịnh Hoà, những thương nhân Ả-rập cũng đã từng ghé thương thuyền vào đây buôn bán, các nhà du hành thế giới như Odorio de Pordeneno, Macco Polo đã từng đến đây và tận mắt chứng kiến sự phồn vinh của cư dân Champa và các hoạt động trao đổi nhộn nhịp tại Thương cảng Thị Nại.
            Đứng trên cầu du khách có thể phóng tầm mắt ra xa, nơi những ngư thuyền đang tấp nập buông lưới, bôn ba với cuộc sống đại dương cũng như thoải mái khám phá, tận hưởng không khí mát mẽ, tự do sáng tác nghệ thuật. Điều đặc biệt, Cầu Thị Nại là một trong những điểm đón bình minh và ngắm cảnh hoàng hôn đẹp nhất Bình Định
            Bên dưới cây cầu của “Thế kỷ 21” này là đầm Thị Nại. Thị Nại là đầm lớn nhất Bình Định có hình một cái bao tử, chạy dài hơn mười cây số, bề rộng tới gần bốn cây số với nhiều loại thủy hải sản nổi tiếng bổ dưỡng. Trong đầm, ở gần bờ phía Tây có một núi nhỏ - trên đó có ngôi miếu nhỏ do dân chài lập ra để thờ thủy thần – hình dáng núi tựa như một ngôi tháp cổ, gọi là tháp Thầy Bói, làm cho cảnh quan đầm thêm sinh động và hấp dẫn. Mỗi buổi ban mai, những tối trăng tròn chìm ngập trong rừng ngập mặn xanh tươi, mặt đầm mờ mờ, huyền ảo như chốn thần tiên.
Cảnh hoàng hôn bên cầu Thị nại - ảnh Phúc Sang
            Hiện nay, Du lịch Bình Định không ngừng phát triển, vươn lên mạnh mẽ. Đến với Bình Định, du khách có thể tham quan rất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử như : Bảo Tàng Quang Trung, Đàn Tế Trời Đất, Khu du lịch Hầm Hô, quần thể Tháp Chàm, Cồn Chim, Cù Lao Xanh, Hòn Khô, Đồi cát Phương Mai...và Cầu Thị nại cũng là 1 trong những điểm nhấn quan trọng của du lịch Bình Định.        
            Ngày 22/11/2014, Cầu Thị nại đã vinh dự được Tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam bình chọn là Top 10 cây cầu nổi tiếng được du khách thích chụp ảnh nhất - điều đó như một lời khẳng định về giá trị cũng như vẻ đẹp của Cầu Thị Nại.
Cầu Thị Nại được tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục - ảnh Ngọc Thạch
            Cầu Thị Nại hiện đại không chỉ giúp cho nền kinh tế Bình Định nói chung và Du lịch Bình Định nói riêng “vươn tới tương lai” mà còn là cơ hội để thu hút khách du lịch thập phương đến tìm hiểu và khám phá những bí ẩn của vùng đất này - Vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Nhiệm vụ của những cây cầu là giao thông, nhưng cũng còn là khám phá, chinh phục. Du khách có dịp ghé thăm Quy Nhơn - Bình Định, hãy một lần qua chiếc cầu vượt biển dài nhất Việt Nam này để tự hiểu mình, để tự khám phá mình, tại sao không ?